[Download] Anti banned Rules of Survival PC mới nhất 2018

Rules of Survival là một tựa game khá quen thuộc và đang gây bão hiện nay.Kèm theo trào lưu đó việc Hack Cheat nổi lên như một hiện tượng và hôm nay mình xin giới thiệu các phiên bản Anti Banned miễn phí giúp bạn có thể tận hưởng và giải trí với tựa Game này.

Anti chống banned acc : Tải ngay 

Hướng dẫn dùng :
Đầu tiên bạn cần cài đúng thư mục game.
Thư mục cài đúng sẽ là
C:\ros\
hoặc
D:\ros\
hoặc
E:\ros\
hoặc
F:\ros\
Ổ đĩa chứa game bắt buộc phải được tên là 1 trong các tên như trên ( C, D hoặc E hoặc F )

Làm như hình dưới

Cách để biết bạn cài thư mục nào
1.Bạn click chuột phải biểu tượng Rules Of Seviver ngoài Destop


Chọn Properties
Sau đó sẽ hiện lên 1 bảng thông tin cho biết Game hiện tại của bạn đang cài trên thư mục nào


Bước 2
Chạy File Antiban Ros bằng quyền quản trị hệ thống


lưu lý là không được tắt anti đi nhé để nguyên như vậy chơi hết game.


Phần mềm Vector Magic chuyển ảnh bitmap sang dạng vector




Một số tính năng:
* Vector hóa tự động
* Chế độ vector hóa cơ bản, với các thiết lập dễ chọn
* Chế độ vector hóa cao cấp, với điều khiển tinh chỉnh
* Xuất ra định dạng vector EPS, SVG, PDF
* Xuất ra định dạng vector AI, DXF
* Xuất ra định dạng vector EMF
* Xuất ra định dạng bitmap PNG
* Xuất ra định dạng bitmap JPG, TIF, GIF, BMP
* Xuất ra định dạng bitmap GIF, BMP
* Xuất ra định dạng bitmap, phóng tỉ lệ 1x
* Xuất ra định dạng bitmap, phóng tỉ lệ bất kì
* Chức năng xem trước mạnh mẽ để xem chi tiết ảnh
* Các tính năng chỉnh sửa phân đoạn
* Giao diện kéo thả thuận tiện
* Nhập liệu sao chép/dán thuận tiện
* Vector hóa các ảnh cực lớn
* Nhóm các khối hình theo màu sắc
* Hỗ trợ trong suốt
* Xử lý hàng loạt

[Download] Office 2013

[Download] Office 2013

Office 2013 là một trong những phiên bản ứng dụng văn phòng cải tiến của Microsoft được khá nhiều người sử dụng hiện nay. Giao diện của Office 2013 được thiết kế lại tối giản, thanh thoát và nhẹ nhàng hơn, Word cho phép đọc và xem, mở và chỉnh sửa file PDF trực tiếp ngay trên ứng dụng, Excel thêm công cụ phân tích dữ liệu, PowerPoint hỗ trợ thiết kế, cộng tác và chia sẻ. Ngoài ra các thành phần khác cũng được thay đổi cho phù hợp và hiện đại hơn.
Office 2013 thiết kế lại giao diện trên hầu hết các ứng dụng với màu sắc tươi sáng hơn, dễ nhìn hơn. Word 2013 mới của Microsoft hỗ trợ tính năng Read Mode, cho phép bạn mở và chỉnh sửa file PDF trực tiếp trên ứng dụng; Excel 2013 thêm công cụ phân tích dữ liệu; PowerPoint đổi mới thiết kế, cộng tác, chia sẻ. Bên cạnh đó là một Outlook hoàn toàn mới cùng nhiều ứng dụng đi kèm khác.

Office 2013 là bộ công cụ văn phòng tập hợp nhiều ứng dụng như soạn thảo văn bản, bảng tính, tạo bài thuyết trình, quản lý email,... tất cả những tính năng này đều được tối ưu phù hợp cho cả những thao tác cảm ứng. Office 2013 cũng hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ các dữ liệu trực tuyến.



[Download] phần mềm VLC Media Player 2.2.3

[Download] phần mềm VLC Media Player 2.2.3

VLC Media Player là phần mềm linh hoạt, ổn định và có chất lượng cao nhất trong số những phần mềm Multi Player hiện thời. Tính từ thời điểm phát hành lần đầu tiên năm 2001, VLC đã có hơn 500 triệu lượt download trên toàn thế giới


Thông số kỹ thuật
Tiêu đề: VLC Media Player 2.2.3 (32-bit) và (64-bit)
Filename: vlc-2.2.3-win32.exe và vlc-2.2.3-win64.exe
Kích thước tập tin: 29.09MB (30,503,216 bytes) và 30.24MB (31,710,248 bytes)
Yêu cầu hệ thống: Windows XP 64-bit / Vista 64-bit / Windows 7 64-bit / Windows 8 64-bit / Windows 10 / Windows 10 64-bit
Ngôn ngữ: Đa ngôn ngữ
Giấy phép: Mã nguồn mở
Ngày cập nhật: 03 – 05 – 2016
Tác giả: VideoLAN.org

Cải tiến ở phần mềm VLC Media Player 2.2.3

– Sửa chữa chuyển mã định dạng âm thanh khi thay đổi.

– Cập nhật GnuTLS lên phiên bản 3.1.25 (CVE-2014-3466).

– Cập nhật Libpng lên phiên bản 1.6.10 (CVE-2014-0333).

– Bản quyền của nhiều mô-đun đã được thay đổi từ GPLv2+ to LGPLv2.1+.

– Có hỗ trợ bản 64 bit – nhưng mới chỉ ở giai đoạn Beta.

– Các tùy chọn có điều chỉnh hoặc không đã được gỡ bỏ. Để điều chỉnh cho từng loại bộ xử lý cụ thể, vui lòng thiết lập CFLAGS thủ công.

– Thư viện bên thứ 3: /extras/contrib đã được gỡ bỏ bằng một hệ thống build rõ ràng hơn.

– Sửa chữa một số lỗi nhỏ khác.

Mô tả

VLC Media Player là phần mềm đa phương tiện mã nguồn mở được giới thiệu tới người dùng vào năm 2001 bởi VideoLAN Project – một tổ chức phi lợi nhuận. VLCMedia Player nhanh chóng tạo nên cơn sốt vào thời điểm đó nhờ khả năngphát nhiều định dạng video cũng như âm thanh mà các đối thủ cạnh tranh nhưQuickTime, Windows Media Player và Real không làm được. Phần mềm VLC Media Player còn có thể phát các tập tin media khi chưa đầy đủ, do đó bạn có thể xem file đang tải trước khi việc download kết thúc (rất hữu dụng khi download torrent).




Giao diện của phần mềm VLC Media Player rất đơn giản, chỉ cần kéo và thả các tập tin để bắt đầu hoặc mở chúng bằng cách click đúp vào biểu tượng. Sau đó sử dụng các phương tiện truyền thông cổ điển như Menu, nút Play, Pause (tạm dừng), Stop (dừng lại), Skip (bỏ qua), hay chỉnh sửa tốc độ, độ sáng, vv… để thưởng thức tập tin của bạn.



Tính năng nổi bật
– Hỗ trợ nhiều định dạng video cũng như audio: MKV, WMV, MPEG, MP4, MOV, AVI, DIVX, XVID, FLV, FLAC, WAV, REAL, VOB và hơn thế nữa. Có thể chạy trực tiếp file ISO mà không cần đĩa thực.

– Tích hợp với các dịch vụ trực tuyến trên web để xem video mà không cần vào Website. Phần mềm kết hợp với Sopcast để xem bóng đá là thực sự tuyệt vời.

– Hỗ trợ phím nóng tốt.

– Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, đã được cải tiến nhiều ở phiên bản 2.

– Rất linh hoạt và gọn nhẹ, sử dụng ít tài nguyên máy tính.

– Khả năng phát video BluRay và HD của phần mềm Vlc Media Player rất tốt.

– Hỗ trợ chuyển đội tập tin ra các định dạng khác nhau.

– Thích hợp với cả 2 hệ điều hành Windows và Mac.

– Chế độ phát chậm video rất hay mà không phải trình media player nào cũng có.




Sony Vegas Pro 14 Full cr@ck - Phần mềm làm video

Sony Vegas Pro 14 Full cr@ck - Phần mềm làm video

Sony Vegas Pro 14 là phần mềm chỉnh sửa, tạo hiệu ứng video mạnh mẽ, với các công cụ tùy chọn người dùng có thể tự do sáng tạo ra những video có chất lượng đỉnh nhất lên tới 4k. Nếu bạn nào yêu thích về video thì sẽ không lạ lẩm gì với cái tên Sony Vegas này nữa đúng không nào? Bây giờ mời các bạn xem qua giao diện và nếu thấy hữu ích thì hãy tải phần mềm này về máy của bạn nhé!

Với bản Sony Vegas Pro 14 này chỉ hổ trợ dòng máy chạy phiên bản 64bit thôi, lưu ý nhé!


Những tính năng chính của Sony Vegas 14:

Chỉnh sửa, biên tập, sáng tạo video
Nhiều hiệu ứng dành cho video
Biên tập và xuất video chất lượng cao, 4k




Đã kèm cr@ck


Hướng dẫn cài đặt & cr@ck phần mềm


Bước 1: Các bạn cài đặt file setup bình thường. Cài đặt xong không được mở phần mềm ngay.
Bước 2: cr@ck. Chạy file Vegas PRO 14 Patch trong thư mục cr@ck. Chọn như hình ảnh.


Tiếp theo chọn Ignore

Chúc các bạn thành công.
[Download] Adobe Illustrator CC 2018 v22.0.0 Full cr@ck

[Download] Adobe Illustrator CC 2018 v22.0.0 Full cr@ck

Phần mềm Adobe Illustrator CC 2018 được điều khiển bởi Adobe Mercury Performance System mới, cho phép bạn xử lý các tệp lớn, phức tạp với tốc độ và độ tin cậy cao. Một giao diện hiện đại, cập nhật tối ưu hóa công việc hàng ngày. Các công cụ tiên tiến cho sự sáng tạo cho phép thực hiện hiệu quả hơn các ý tưởng. Bài viết sau đây xin chia sẻ link tải Adobe Illustrator CC 2018 22.0.0.244 mới nhất bản quyền mãi mãi kích hoạt tự động với 1 click.


Trong số các tính năng tốt nhất là:
Cải thiện công cụ vector. Sử dụng công cụ tạo dự án chính xác và hiệu quả. Tạo đồ họa vector biểu cảm cho hầu hết các nguồn truyền thông. Tự do thử nghiệm và thể hiện ý tưởng sáng tạo của bạn với các hình dạng phức tạp, màu sắc, hiệu ứng phức tạp và cách diễn đạt biểu cảm, sử dụng công cụ tạo hình chính xác, bàn chải tùy chỉnh tự nhiên và điều khiển đường viền tiên tiến.

Tích hợp với các giải pháp khác của Adobe. Dễ dàng chuyển đổi các dự án in cho các dự án Internet và các thiết bị di động thông qua việc tích hợp chặt chẽ các giải pháp phần mềm hàng đầu của Adobe như Photoshop, InDesign®, After Effects®, Acrobat® và các công cụ khác.

Hệ thống Hiệu suất Mercury của Adobe. Các công cụ chính xác, nhanh và đáng tin cậy đáng tin cậy cho phép bạn làm việc với các tệp phức tạp lớn nhờ hỗ trợ cho Mac OS và Windows® 64-bit, tối ưu hóa bộ nhớ và hiệu suất của toàn bộ hệ thống.

Sử dụng nhiều bảng vẽ. Tổ chức và xem tới 100 khu vực chỉnh sửa có kích cỡ khác nhau, cascaded hoặc dưới dạng lưới. Dễ dàng thêm, xóa và đổi tên các khu vực, và thay đổi thứ tự của vị trí của họ. Lưu, xuất và in các bảng vẽ riêng lẻ hoặc cùng nhau.


Gradients và minh bạch. Làm việc với gradient trực tiếp trên đối tượng, thiết lập kích thước của gradient elip, điều chỉnh màu sắc và điều chỉnh các tham số opacity. Bạn thậm chí có thể tạo ra gradient cho đột ques và lưới.

Độ trong của đường nét trong các dự án cho các ứng dụng web và các thiết bị di động. Tạo các đối tượng vector, nằm chính xác trên lưới pixel, để chuẩn bị các minh họa raster với các cạnh được xác định rõ ràng của đường viền. Sử dụng cài đặt chống răng cưa cho từng khung.

Theo dõi hình ảnh. Dễ dàng và nhanh chóng chuyển đổi các ảnh raster thành các vectơ có thể chỉnh sửa nhờ vào một cơ chế dò hiệu quả. Độ chính xác cao của đường kẻ, độ chính xác của việc điều chỉnh và tiếp nhận những kết quả đáng tin cậy – thông qua các điều khiển đơn giản, trực quan.

Vẽ trong quan điểm. Sử dụng mắt lưới để tạo ra những hình ảnh chính xác và cảnh trong một góc nhìn tuyến tính 1-, 2- hoặc 3 điểm.

Tạo mẫu. Dễ dàng tạo các mẫu vector được chia sẻ. Tự do thử nghiệm với các loại mẫu lặp lại khác nhau mà bạn có thể chỉnh sửa bất kỳ lúc nào để tạo bố cục linh hoạt nhất.

Chỉnh sửa thiết kế từ bảng màu. Chỉnh sửa các đặc tính của đối tượng trực tiếp trên bảng điều khiển “Appearance”. Điều này cho phép bạn thoát khỏi sự cần thiết để mở các bảng màu liên quan đến đầy, đột qu and và các hiệu ứng.

Định dạng của các tệp đồ họa có tiêu chuẩn công nghiệp. Làm việc với hầu hết các định dạng tệp hình ảnh, bao gồm PDF, EPS, FXG, Photoshop (PSD), TIFF, GIF, JPEG, SWF, SVG, DWG, DXF …

Các công cụ để tạo các tập tin Adobe PDF. Tạo tập tin PDF đa trang an toàn với đồ hoạ biểu cảm và với việc bảo quản các lớp Illustrator. Chuyển các tệp tin với bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào thông qua hỗ trợ các tiêu chuẩn PDF / X.

Có gì mới trong Adobe Illustrator CC 2018:

[2017.10.22] - Phát hành CC 2018
- Nhập: tham số dòng lệnh
- Cập nhật: Adobe Illustrator CC 2018 lên phiên bản 22.0.0.244
- Cập nhật: Visual C ++ Redistributable Gói cho phiên bản ngày 10/16/2017
- Cập nhật: chương trình tự chạy
Cách sử dụng phần mềm CCleaner dọn rác máy tính hiệu quả

Cách sử dụng phần mềm CCleaner dọn rác máy tính hiệu quả

CCleaner là một ứng dụng dọn rác máy tính phổ biến trên Windows PC. Rác trên máy tính có thể là cookie, cache, các khóa Registry bị những phần mềm đã gỡ cài đặt bỏ lại, những ứng dụng không dùng đến, những file tạm, file còn sót lại sau khi xóa phần mềm. CCleaner có đủ chức năng để dọn những rác máy tính như vậy. CCleaner giúp dọn dẹp ổ đĩa giải phóng không gian lưu trữ của bộ nhớ. Bên cạnh đó nó còn có một số tùy chọn nâng cao khác có thể bạn chưa biết. Bài viết sẽ giới thiệu những tùy chọn cho phép bạn dọn rác máy tính như xóa hoặc giữ cookie, cache, dọn dẹp Registry hay xóa file an toàn. 

1. Lựa chọn loại file muốn xóa

Theo mặc định, CCleaner sẽ tự động xóa những loại file rác. Người sử dụng có thể xóa sạch cache trình duyệt tại 2 phần Windows và Applications, như xóa lịch sử, cookie, file tạm, bộ nhớ cache, file log,... Các trình duyệt lưu những file này vào hệ thống để đẩy nhanh tốc độ duyệt web trong tương lai. Khi ta ghé thăm một trang web nào đó, việc tải sẽ nhanh hơn và tăng độ bảo mật an toàn. Nhưng dọn dẹp cache thường xuyên có thể làm chậm quá trình duyệt web.
Xóa cache hình (thumbnail cache trong Widows Explorer) cũng có thể làm chậm vận hành. Khi mở một thư mục có rất nhiều file ảnh, sẽ mất thời gian tạo lại cache. Xóa cache giúp máy tính giải phóng không gian bộ nhớ nhưng tốn kha khá thời gian của bạn để tạo lại cache sau đó.
Vì thế, người dùng có thể điều chỉnh khi bỏ tích lựa chọn. Tùy theo mục đích sử dụng mà người dùng lựa chọn tích cho phù hợp.
Hướng dẫn sử dụng CCleaner hiệu quả

2. Không xóa những cookie quan trọng

CCleaner xóa toàn bộ cookie theo mặc định nhưng cũng có thể giữ lại một số cookie nếu như người dùng có nhu cầu. Thực hiện theo các bước dưới đây giữ cookie mà bạn muốn:

Bước 1:

Tại thanh menu bên trái, chọn phần Options sau đó chọn mục Cookies.
Hướng dẫn sử dụng CCleaner hiệu quả

Bước 2:

Tại đây, người dùng có thể tạo danh sách trắng (Whitelist) khi kích chuột phải vào mục Cookies và chọn Intelligent Scan.
Chương trình sẽ tự động thêm Cookie của GoogleFacebookTwitter hay Yahoo Mail vào danh sách trắng.
Hướng dẫn sử dụng CCleaner hiệu quả

Bước 3:

Để thêm các Cookie khác vào danh sách trắng, bạn tìm cookie của website đó và kích vào biểu tượng mũi tên sang phải là được. CCleaner sẽ bỏ qua cookie website trong danh sách trắng, nên người dùng không phải đăng nhập lại website sau khi dọn dẹp cookie.
Hướng dẫn sử dụng CCleaner hiệu quả

3. Sao lưu trước khi xóa Registry

Registry trong Windows chứa hàng trăm ngàn lệnh đầu vào. Việc gỡ bở registry sẽ không giúp tăng hiệu năng hệ thống. Registry cleaner có thể vô tình xóa đi những giá trị registry quan trọng, khiến hệ thống trở nên bị lỗi.
Chính vì thế, người dùng cần cẩn thận khi dọn dẹp Registry, nên sao lưu dự phòng trước khi dọn dẹp để phòng khi xảy ra những vẫn đế rắc rối, vẫn có thể sử dụng file dự phòng để lấy lại những Registry đã xóa. Mặc định, mỗi khi dọn dẹp Registry hệ thống sẽ có thông báo nhắc nhở bạn sao lưu dữ liệu trước khi xóa.
Bạn chọn vào phần Scan for Issues để tiến hành dọn dẹp. Sau khi kết thúc quá trình, nhấn Fix selected issues. Bảng thông báo nhắc nhở sao lưu hệ thống xuất hiện, nhấn Yes để tiến hành sao lưu.
Hướng dẫn sử dụng CCleaner hiệu quả

4. Quản lý các chương trình khởi động cùng máy

Vô hiệu hóa các chương trình tự động khởi chạy cùng máy tính sẽ giúp hệ thống chạy mượt hơn, tránh tình trạng ì ạch khi khởi động. Bạn thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1:

Bạn nhấn vào mục Tools tại thanh menu bên trái và chọn Start up. Startup trong phần Tools cho phép người dùng vô hiệu hóa các chương trình tự động chạy khi khởi động máy tính.
Hướng dẫn sử dụng CCleaner hiệu quả

Bước 2:

Giao diện chương trình sẽ xuất hiện toàn bộ những chương trình khởi động cùng hệ thống. Nhấn chuột phải vào chương trình muốn ngừng chạy cùng lúc với máy tính khi khởi động, chọn Disable.
Chú ý, người dùng không nên chọn Delete để tránh mất Registry quan trọng, đồng thời có thể dễ dàng kích hoạt khi cần sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng CCleaner hiệu quả

5. Dùng CCleaner để dọn dẹp ổ đĩa

Khi Windows hay hệ điều hành khác xóa một file, nó không thực sự xóa khỏi ổ đĩa cứng. Thay vào đó, con trỏ file bị xóa và hệ điều hành đánh dấu vị trí chứa file là trống. Những chương trình khôi phục file có thể quét đĩa cứng để tìm những file, nếu hệ điều hành không ghi đè file khác lên khu vực này có thể khôi phục lại. CCleaner dọn sạch không gian lưu trữ trống bằng công cụ Driver Wiper.

Bước 1:

Bạn nhấn vào mục Tools chọn phần Driver Wiper. Tại khung bên phải tích chọn vào ổ đĩa muốn dọn dẹp rồi nhấn Wipe.
Hướng dẫn sử dụng CCleaner hiệu quả

Bước 2:

Nếu bạn muốn phần mềm dọn sạch không gian lưu trữ trống mỗi lần chạy chương trình, tích vào hộp Wipe Free Space dưới Advanced trong phần Cleaner. Nhưng bạn cũng nên cân nhắc sử dụng do thời gian dọn dẹp sẽ tương đối lâu.
Hướng dẫn sử dụng CCleaner hiệu quả

6. Xóa file an toàn với CCleaner

CCleaner còn giúp xóa file an toàn và hiệu quả bằng công cụ Drive Cleaner. Cách này xóa file chậm hơn so với thông thường và đó là lý do các hệ điều hành không đặt chế độ xóa file an toàn theo mặc định.

Bước 1:

Tại mục Options, bạn chọn phần Setings.

Bước 2:

Tại giao diện bên phải, trong mục Secure Deletion sẽ có hai lựa chọn:
  • Normal file deletion (Faster): Xóa các tập tin nhanh nhưng ít an toàn.
  • Secure file deletion (Slower): Xóa các tập tin chậm nhưng an toàn hơn rất nhiều.
Tốt hơn hết người dùng nên tích chọn vào ô Secure file deletion (Slower) để đạt hiệu quả cao khi xóa file.
Hướng dẫn sử dụng CCleaner hiệu quả

7. Thêm file tùy chọn:

Nếu đang sử dụng một chương trình không được liệt kê trong danh sách ứng dụng của CCleaner, hay có một thư mục file tạm muốn xóa định kỳ, người dùng có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1:

Tại mục Options, chọn Include và nhấn Add để thêm file. Phần mềm sẽ xóa những file này và làm trống thư mục trước khi chạy chương trình.
Chú ý, bạn nên cẩn trận khi thêm vì có thể vô tình thêm những file hay thư mục quan trọng vào và làm mất chúng.
Hướng dẫn sử dụng CCleaner hiệu quả

Bước 2:

Các file được chị định dọn dẹp nếu ô Custom Files and Folders dưới Advanced tại phần Clenaer được đánh dấu.
Hướng dẫn sử dụng CCleaner hiệu quả

8. Đặt ngoại lệ:

Cũng tương tự, nếu CCleaner đang xóa những file mà bạn không muốn xóa, hãy thêm vào ngoại lệ trong phần Options > Exclude.
Tại đây, hãy nhấn vào nút Add để thêm vào, bạn có thể thêm cả ổ đĩa, thư mục, file hay Registry một cách dễ dàng.
Hướng dẫn sử dụng CCleaner hiệu quả

9. Quản lý chương trình cài đặt:

Phần mềm cho phép người dùng quản lý mọi chương trình đã cài đặt trên máy tính khi nhấn vào Tools và chọn mục Uninstall.
Danh sách các chương trình đã cài đặt xuất hiện, bạn có thể gỡ chúng, fix lỗi, đổi tên. Khi thực hiện các thao tác sửa đổi này, Control Panel trên máy tính cũng theo đó mà thay đổi. Bên cạnh đó, chúng ta có thể lưu lại danh sách chương trình vào file văn bản để dễ kiểm soát.
Hướng dẫn sử dụng CCleaner hiệu quả
Khi đã thiết lập cho CCleaner, bạn có thể chạy chương trình tự động hay tạo biểu tượng tắt hoặc phím nóng để chạy chương trình một cách âm thầm.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn có thể sử dụng và khai thác hiệu quả tính năng dọn dẹp của phần mềm CCleaner.
13 việc không nên làm khi sử dụng máy tính

13 việc không nên làm khi sử dụng máy tính

Máy tính, laptop cũng như mọi loại đồ điện tử khác cần được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên và cần sự quan tâm của người dùng trong suốt quá trình sử dụng. Thế nhưng nhiều người trong chúng ta lại mắc một số lỗi khá cơ bản khiến máy tính gặp các vấn đề về phần cứng, phần mềm, tệ hơn nữa là mất mát dữ liệu. 
Trước đây chúng ta đã có khá nhiều bài chia sẻ về những việc nên làm, vậy còn những chuyện không nên làm thì sao? Trong bài viết này chúng ta sẽ nói về những việc không nên làm khi sử dụng máy tính. Nếu bạn đang để những việc này xảy ra thì hãy khắc phục sớm để giúp máy bền và hoạt động ổn định hơn nhé.
10 việc không nên làm khi sử dụng máy tính

1. Không cập nhật hệ điều hành và ứng dụng của bạn:

Không cập nhật hệ điều hành và ứng dụng của bạn
Việc cập nhật hệ điều hành và ứng dụng thật sự rất khó chịu với một số người bởi họ không có thời gian, hoặc đôi khi sự cải tiến trong phiên bản phần mềm mới làm họ cảm thấy không quen. Chính vì thế mà nhiều bạn sẽ chọn cách tắt việc tự động cập nhật, bỏ qua khi có cập nhật mới và cứ để như thế.
Tuy nhiên, khi làm như thế là bạn đã vô tình khiến chiếc máy tính của mình trở nên "mong manh dễ vỡ" hơn rất nhiều so với việc update thường xuyên. Không phải khi không mà nhà sản xuất phần mềm tung ra những bản cập nhật, nó được dùng để vá các lỗi hiện có, cải thiện hiệu năng phần mềm, bổ sung tính năng mới, thay đổi giao diện...
Với hệ điều hành thì việc sửa lỗi lại và tăng hiệu năng càng quan trọng hơn nữa bởi nó giúp công việc của chúng ta trôi chảy hơn, nhanh hơn, máy ít bị lỗi hơn. Thật phí phạm khi chúng ta từ chối sử dụng các cải tiến mà lập trình viên phân phối đến tận tay cho chúng ta.
Do đó, hãy cố gắng và chịu khó cập nhật phần mềm nhé. Với Windows, bạn có thể thiết lập cho máy thông báo về bản update mới và tự mình chọn lúc download/cập nhật, như vậy máy sẽ ít bị chậm hơn, băng thông Internet ít bị chiếm dụng hơn. Nếu bạn có thể để máy tự cài và update thì thật tuyệt vời rồi.
Tương tự cho các phần mềm ứng dụng khác, nếu bạn gấp thì hãy chọn tùy chọn tạm thời bỏ qua. Hầu hết các app đều sẽ có nút "Remind me later" để nhắc nhở bạn update sau, nhưng nhớ là đừng phớt lờ nó nhé. Trình duyệt, Flash, Java cũng cần được update thường xuyên bởi chúng là những thứ rất dễ bị tấn công từ bên ngoài.

2. Để máy đóng quá nhiều bụi:

Để máy đóng quá nhiều bụi
Sau một thời gian sử dụng, máy tính để bàn hay xách tay đều sẽ bị bám bụi. Bụi sẽ khiến cho quạt quay chậm đi, dòng không khí lưu thông bị giảm sút và tăng nhiệt độ bên trong PC của chúng ta. Nếu có quá nhiều bụi, hệ thống tản nhiệt của thiết bị có thể không hoạt động tốt như thiết kế ban đầu nên máy tính bị quá nhiệt và máy tính sẽ tự tắt.
Mình từng có một người bạn sử dụng laptop, cứ 5 phút là system crash mặc dù anh này đã cài lại máy, update phần mềm đầy đủ, thay cả pin khác vào. Hóa ra là do bụi bám quá dày đặt ở khe tản nhiệt của thiết bị khiến máy tính quá nóng và hệ điều hành tự ngắt hoạt động của PC. Chỉ cần dùng đồ thổi bụi thổi xịt vào một vài lần là tình trạng này biến mất. Đồ thổi dạng bóp bằng cao su có giá chỉ vài chục nghìn đồng và bạn có thể mua ở hầu hết các cửa hàng máy tính.
Để hạn chế tình trạng nói trên, bạn nên thường xuyên mở case desktop ra rồi quét dọn bên trong nó. Ở Việt Nam chúng ta không khí có rất nhiều bụi nên chuyện này cần phải được tiến hành thường xuyên hơn nữa. Nếu có thời gian thì bạn có thể làm 2 tuần một lần, còn không thì mỗi tháng một lần.
Còn với laptop, bạn sẽ cần phải mở máy ra để làm vệ sinh. Việc mở ra rất dễ, với hầu hết laptop thì chúng ta chỉ cần mở một số ốc ở mặt dưới máy, gỡ tấm đáy ra là đã thấy được mainboard cùng với quạt và các khe tản nhiệt. Tuy nhiên, với laptop thì có khả năng tem bảo hành sẽ bị rách khi mở, do đó nếu không rành thì tốt nhất nên mang ra các dịch vụ tin học để họ làm giúp bạn.

3. Không sao lưu dữ liệu:

Không sao lưu dữ liệu
Cái này mình cũng biết là rất rất rất nhiều người không làm, bởi họ ngại mất thời gian, mất thêm dung lượng sao lưu (!?). Thậm chí nhiều bạn rành về máy tính cũng không sao lưu data của mình bởi... lười. Vì sao các bạn lại lười trong khi hiện nay đã có rất nhiều công cụ giúp sao lưu dữ liệu tự động?
Chỉ cần tìm kiếm trên Internet một chút là bạn sẽ thấy ngay rất nhiều phần mềm có chức năng "auto backup", cả cho Mac, Windows lẫn Linux. Người dùng Windows 8 thậm chí còn có sẵn tính năng tự sao lưu tích hợp trong hệ điều hành, các bạn dùng máy Mac cũng có Time Machine với chức năng tương đương. Nhiều người chỉ tiến hành backup dữ liệu một khi họ đã bị mất và trải qua "kinh nghiệm đau thương", đừng trở thành một trong số họ nhé các bạn.

Vài quy tắc khi sao lưu dữ liệu:

  • Hạn chế sao lưu trên cùng một thiết bị lưu trữ gắn trong máy tính: ví dụ, nhiều bạn thường tạo một phân vùng Backup trên máy tính rồi chép dữ liệu từ ổ C, ổ D qua đó. Việc này gần như vô ích bởi nếu bạn mất máy thì sao? Hoặc cả ổ cứng bị hỏng thì phải làm gì? Tốt nhất là nên sao lưu ra một ổ cứng bên ngoài. Giá ổ HDD rồi hiện nay cũng khá hợp lí, chỉ cần khoảng 1 triệu đồng là có ổ 500GB chính hãng để sao lưu dữ liệu rồi, chừng 700-800 nghìn là có ổ 320GB ngon. Nếu có sẵn ổ HDD/SSD còn thừa từ đợt nâng cấp máy trước thì hãy tận dụng nó luôn nhé. Ngoài ra, bạn cũng cần chọn một chỗ an toàn để đặt ổ backup này nhé. Ví dụ như nếu bạn bỏ trong cặp thì khi bị trộm là sẽ mất cả data trên máy lẫn ổ backup.
  • Sao lưu thường xuyên: hãy đặt lịch sao lưu ít nhất là một tuần một lần, đừng để một tháng mới làm một lần bởi vì như vậy lượng dữ liệu chưa backup sẽ rất lớn, tốn thời gian của chúng ta. Ngoài ra, việc backup thường xuyên cũng sẽ giúp hạn chế đến mức thấp nhất lượng data bị mất trong trường hợp xấu nhất.
  • Sao lưu trên nhiều ổ khác nhau: nếu dữ liệu của bạn thuộc vào loại cực kì quan trọng, mang tính chất "sống còn" với công việc hay cuộc sống của bạn, đừng tiếc tiền mua thêm một ổ nữa để sao lưu cùng một nội dung đó. Như vậy bạn sẽ có ít nhất là hai ổ backup, cộng thêm data trên máy tính nữa, mức độ an toàn cao hơn nhiều. Tất nhiên là nếu cảm thấy không cần thiết thì thôi, bạn không cần phải đầu tư vào một ổ backup thứ hai.

4. Cắm trực tiếp máy tính vào ổ điện:

Cắm trực tiếp máy tính vào ổ điện
Bạn có cắm thẳng dây nguồn của máy để bàn hay laptop vào ổ điện không? Bạn không nên làm thế nhé bởi nguồn điện không ổn định, có thể tăng cao khiến linh kiện bị cháy, nhà bạn nào điện hay bị chớp giật sẽ "thấm thía" điều này.
Adapter laptop cũng thế, mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp cho máy tính nhưng tiền để thay và sửa adapter cũng khá nhiều. Thay vào đó, bạn nên cắm qua một bộ chia rồi từ bộ chia cắm vào ổ trên tường. Lý do là trong các bộ chia thường sẽ có cầu chì, nếu điện tăng mạnh quá thì cầu chì đứt, ra ngoài tiệm điện mua về thay vào là xong, vừa rẻ vừa nhanh.
Một số bộ không có cầu chì thì nó chỉ hỏng chính nó mà thôi, không làm các thiết bị đang cắm vào phải chịu chung số phận, và khi đó mua lại bộ chia vẫn rẻ hơn mua lại adapter và linh kiện máy tính. Các bạn lưu ý rằng nên hạn chế dùng các cục chia ba (có nơi gọi là chỉa ba) nhé vì chúng không có cầu chì, tác dụng bảo vệ là không có. Dùng để chia ổ cắm thuần túy thì được.

5. Chống phân mảnh khi dùng ổ SSD:

Chống phân mảnh ổ SSD
Với HDD trên các máy tính chạy Windows, việc chống phân mảnh là chuyện thường tình và chúng ta đã thực hiện việc này từ lâu lắm rồi. Nhưng với ổ SSD, bạn rất không nên chống phân mảnh. Vì sao?
HDD sẽ ghi dữ liệu lên các phiến đĩa, và đầu từ có nhiệm vụ tìm chúng khi ta cần truy cập đến. Cũng vì vậy mà trên HDD bị xảy ra một tình trạng rằng 1 file dữ liệu (có thể) có nhiều phần được lưu ở nhiều nơi khác nhau trong phiến đĩa, dẫn đến tốc độ khi truy xuất bị giảm đáng kể, gọi là sự phân mảnh (fragment). Vì vậy, hệ điều hành sẽ cho ta một chức năng gọi là chống phân mảnh (Defragment) để gom các mảnh dữ liệu đó lại gần nhau, nhằm giảm tình trạng trên. Hiện tại, trong các phiên bản Windows mới, nó có thể tự động dồn ổ đĩa cứng của bạn trong chế độ nền, vì vậy hầu hết mọi người không bao giờ cần phải mở Disk Defragmenter và chống phân mảnh ổ đĩa theo cách thủ công. Có một số trường hợp ngoại lệ - ví dụ: nếu bạn chỉ cài đặt một trò chơi lớn và bạn muốn có hiệu suất tối đa, bạn có thể muốn chống phân mảnh trước khi chơi trò chơi.
Tuy nhiên đừng bao giờ làm vậy với SSD, SSD có cấu tạo cũng như cơ chế hoạt động khác HDD. Dữ liệu được lưu trên các chip nhớ dạng Flash, nên dù có bị tình trạng phân mảnh, nhưng SSD không sử dụng đầu từ để dò tìm dữ liệu nên việc truy cập vẫn diễn ra tức thì. Do đó, không cần và tuyệt đối không nên chạy ứng dụng chống phân mảnh cho SSD của bạn. Việc làm này vô nghĩa, thậm chí là gây hại cho SSD vì bắt nó phải làm một việc quá sức (tuổi thọ của SSD được tính theo số lần ghi/xóa dữ liệu mà chương trình chống phân mảnh là di chuyển dữ liệu từ chỗ này sang chỗ khác).

6. Chạy nhiều phần mềm chống virus cùng lúc:

Chạy nhiều phần mềm chống virus cùng lúc
Bạn chỉ nên chạy một chương trình chống virus trên máy tại một thời điểm mà thôi. Các app antivirus sẽ đào sâu vào hệ thống để quản lí hoạt động của máy, kiểm tra các phần mềm trước khi chạy, scan những thứ bạn tải về hoặc những thiết bị ngoại vi được cắm vào PC.
Nếu bạn có nhiều hơn một app chống virus, chúng sẽ xung đột lẫn nhau trong quá trình hoạt động khiến máy có những "hành vi" lạ, thậm chí là bị khởi động lại hoặc màn hình xanh chết chóc. Một số thậm chí còn nhận phần mềm chống virus như là malware và cố gắng gỡ bỏ nó khỏi máy tính của bạn nữa.
Cũng chính vì điều này mà thông thường, khi cài các phần mềm diệt virus, bạn sẽ nhận được cảnh báo tương tự như những gì mình đã nói đến ở trên. Một số app, ví dụ như Kaspersky hay Norton, sẽ không cho bạn tiếp tục tiến hành cài nếu như chưa gỡ bỏ phần mềm antivirus đang có.

7. Chặn luồng khí tản nhiệt:

Chặn luồng khí tản nhiệt
Nghiêm túc mà nói cái khe tản nhiệt không sinh ra để làm cảnh, vì thế hãy nhìn lại ngay xem bạn có đang để sách vở, cốc nước hay bất cứ thứ gì chắn luồng khí thoát ra không.
Việc tản nhiệt là rất quan trọng, các linh kiện của máy tính được thiết kế để chạy trong một khoảng nhiệt nhất định, nếu máy nóng quá mức nhiệt đó trong khoảng thời gian dài không chỉ làm máy nóng lên mà chắc chắn sẽ nhanh bị hỏng, và ảnh hưởng đến hiệu suất. Bạn sẽ nhận thấy điều này rõ nhất khi xử lý các tác vụ nặng trên máy tính.
Ngoài việc làm sạch quạt tản nhiệt, khen tản nhiệt thường xuyên, bạn cũng phải chú ý để luồng khí nóng thoát ra không bị chặn. Đối với máy để bàn, không để lỗ tản nhiệt sát tường, bị chặn hoặc dán ảnh người yêu lên đó. Đối với laptop đừng kê lên đùi (nhiều giá đỡ, bàn laptop có bán ngoài thị trường lắm), không để lên đệm, chăn bông vì khi đó luồng khí nóng thoát ra bị chặn lại. Khi để trên bàn thì chú ý phía khe tản nhiệt nên thoáng, không để đồ chặn ở đó. 

8. Sử dụng card đồ họa mạnh quá mức cần thiết:

Sử dụng card đồ họa mạnh quá mức cần thiết
Nếu chỉ làm văn phòng thì liệu bạn có cần đến card AMD HD 7990 dành cho game thủ?
Ai ai cũng thích có một chiếc PC mạnh, tuy nhiên hầu hết người ta không dùng hết sức mạnh của chiếc máy đó. Nếu bạn build một bộ máy bàn cho bạn gái, cho vợ, cho ba mẹ thì nhiều khả năng bạn không cần đến một card đồ họa mạnh, thậm chí dùng chip đồ họa onboard cũng đã đủ rồi. Những card đồ họa mạnh sẽ tiêu thụ rất nhiều năng lượng ngay cả khi bạn không chạy các tác vụ đồ họa nặng. Điều đó làm hao phí điện năng của chúng ta, làm tốn tiền mua một thứ mà hầu như chẳng bao giờ phải cần đến. Ngay cả khi bạn có dư tiền thì cũng đừng nên làm thế, hãy tiết kiệm để mua một thứ khác hay hơn, hữu ích hơn.

9. Vẫn dùng màn hình CRT cũ:

Vẫn dùng màn hình CRT cũ
Nếu bạn vẫn còn đang dùng màn hình CRT cũ, nó sẽ tiêu tốn khá nhiều điện của bạn và từ đó làm tăng hóa đơn tiền điện. Chưa kể đến việc màn hình CRT còn có hiện tượng chớp (flickr) rất không tốt cho mắt và gây nhức đầu khi sử dụng trong một thời gian dài.
Nếu được, hãy nâng cấp lên màn hình LCD hay LCD với đèn nền LED vì hiện nay những loại màn hình này cũng đã rất rẻ rồi, lại có nhiều kích thước đa dạng từ nhỏ đến lớn tha hồ lựa chọn. Bên cạnh đó, màn hình LCD còn giúp bạn tiết kiệm được nhiều không gian của bàn làm việc so với việc sử dụng màn hình CRT cũ, vốn rất cồng kềnh và to.

10. Không làm cho desktop và ổ cứng sạch sẽ, ngăn nắp:

10 việc không nên làm khi sử dụng máy tính
Thói quen tốt là hãy luôn dọn dẹp màn hình desktop và ổ cứng để cho nó ngăn nắp và bớt lộn xộn hơn. Điều đó không chỉ giúp chúng ta tìm kiếm dễ hơn mà đôi khi màn hình desktop gọn gàng và ít thứ trên đó sẽ giúp máy tính chạy nhanh hơn - trong trường hợp bạn sử dụng máy Mac. Đối với ổ cứng cũng vậy, những file nào không còn dùng đến hãy xóa nó đi và tập hợp những file chung lại thành một thư mục để giúp việc quản lý dễ dàng hơn. Hãy dành thời gian cho những việc khác thay vì ngồi tìm một file hình ảnh trong ổ cứng hay màn hình desktop rất bừa bộn.

11. Tháo pin laptop khi cắm điện

10 việc không nên làm khi sử dụng máy tính
Đây là lỗi thần thánh nhất, phần lớn các "con giời" dùng laptop đều đã, đang thậm chí sẽ mắc phải. Bạn có thể lập luận rằng gỡ pin ra và chỉ dùng điện giúp cho pin lâu chai hơn, khi nào không có điện mới gắn pin vào. Tuy nhiên, đây là sai lầm chết người bởi vì nếu điện áp không ổn định, linh kiện có thể bị cháy, và dễ cháy nhất là chip nguồn. Một ngày đẹp trời, điện chập chờn, nó ngắt rồi có liên tục độ 3-4 lần thì máy bạn xác định nhé. Mình đã gặp rất nhiều bạn bị như thế rồi, kinh nghiệm đau thương lắm. Với các máy tính Mac, từng có thử nghiệm chứng minh rằng việc tháo pin ra và chỉ dùng nguồn điện sẽ làm hiệu suất máy giảm đi rõ rệt.
Pin của các laptop hiện nay đã sử dụng công nghệ mới, chúng tự ngắt điện pin được sạc đầy và chuyển sang dùng nguồn nên phải vài năm mới chai mấy % thôi. Các bạn đừng nên lo lắng nhé, lo quá lại làm máy hỏng thì khổ. Bạn muốn vài năm mới phải thay pin một lần hay muốn bỏ tiền triệu ra để sửa laptop?
Nhân nhắc đến pin, có một số bạn hỏi sao máy sạc pin báo 100% rồi, nhưng rút điện ra phát là máy tắt luôn, hoặc chỉ được mấy phút là máy tắt. Đó là do pin đã bị chai nặng hoặc có vấn đề rồi nhé, lúc này bạn nên thay pin, hoặc mang pin đến cửa hàng để kiểm tra. Nếu pin có vấn đề mà cứ tiếp tục cắm trong máy cũng sẽ là một mối nguy hiểm tiềm tàng cho nguồn, main, và các linh kiện khác bên trong máy tính đó.

12. Cài đặt các chương trình nguy hiểm hoặc gây phiền nhiễu

Khi cài đặt các chương trình trên máy tính, bạn nên thận trọng. Đánh giá sự đáng tin cậy của mỗi chương trình trước khi tải xuống. Đọc kỹ những gì đang diễn ra trên màn hình, đừng nhắm mắt Next, vì bạn có thể kết thúc việc cài đặt phần mềm với hàng loạt các công cụ trình duyệt vớ vẩn, adware, spyware và những pop-up khó chịu khác. Không cài đặt các chương trình trông khác lạ, đáng nghi. Nhận biết các loại tệp nguy hiểm và cẩn thận khi chạy chúng - ví dụ: không tải screensaver, chúng có thể chứa virus.

13. Sử dụng ứng dụng dọn dẹp registry và máy tính không đáng tin cậy

Những ứng dụng dọn dẹp registry, xóa file tạm thực sự không cần thiết, chưa kể đến việc chúng còn được cài thêm những đoạn mã ăn cắp thông tin của bạn. Việc có một registry sạch sẽ, gọn gàng không quá thần thánh như các ứng dụng đó đề cập, nó không giúp tăng tốc máy tính, và nếu chẳng may xóa nhầm thì "cuộc sống bế tắc" nhé, chỉ còn nước cài lại Win. 
Nếu vẫn muốn dọn dẹp máy tính, xóa file rác các thứ thì bạn nên sử dụng CCleaner, em nó đã "về đội" Avast nên dùng sẽ yên tâm hơn những phần mềm ít tên tuổi khác.